THÁP BÁNH ÍT – CÔNG TRÌNH THỂ HIỆN NÉT ĐẶC SẮC KIẾN TRÚC CHĂM PA!

Nhắc đến Chăm Pa, không thể không nhắc đến những công trình đặc sắc mang đậm nét rất riêng như di tích Mỹ Sơn ở Quảng Nam hay đền tháp tại Ninh Thuận,.. Và trong số đó  Tháp Bánh Ít Bình Định – một trong những công trình lâu đời nhất của người Chăm còn tồn tại. Cũng là một địa điểm thăm quan du lịch Quy Nhơn không thể bỏ qua khi ghé Xứ Nẫu.

Hãy cùng Mira Quy Nhơn tìm hiểu về địa điểm thú vị này nhé!

Tháp Bánh Ít
Tháp bánh ít nhìn từ bên ngoài

Ngọn đồi nhỏ giữa non cao

Hàng cây xang bóng lao xao gió chiều

Dù không phải đẹp mỹ miều

Tháp xưa vẫn khiến lòng người đắm say.

Đi du lịch Quy Nhơn nhất định phải ghé qua địa điểm Tháp Bánh Ít!

1.Tháp Bánh Ít ở đâu? Tại Sao nên ghé thăm quần thể kiến trúc Chăm Pa này khi du lịch Quy Nhơn?

Nằm ở thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình. Theo quốc lộ 1A tại canh Cầu Gành và cách thành phố Quy Nhơn khoảng 19km. Tọa lạc trên một ngọn đồi cách mực nước biển 100m. Tháp Chăm Bánh Ít cao 22m, phía trên đỉnh tháp có một tượng thần Siva  bằng đá. Toàn bộ quần thể kiến trúc bao gồm 1 tháp ở giữa và bao xung quanh là 3 tháp phụ. Nhìn từ xa công trông như bánh ít nên người dân địa phương hay gọi là Tháp Bánh Ít. Nó còn có tên gọi khác là Tháp Bạc hay tiếng J’rai là YANG MTIAN.

Được xây dựng từ thế kỷ thứ X. Là công trình kiến trúc Chăm Pa, Tháp Bánh Ít Quy Nhơn mang tính nghệ thuật và lịch sử cao. Mới đây quần kiến trúc Chăm này đã được nhóm tác giả người Anh đưa vào danh sách 1001 công trình kiến trúc mà bạn nhất định phải ghé thăm một lần trong đời.

Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít tọa lạc trên một ngọn đồi

Tháp Bánh Ít Bình Định giúp cho du khách có góc nhìn chân thực và cảm nhận rõ nét phong cách xây dựng của kiến trúc Chăm Pa thời cổ đại. Những bức tượng đá trầm tư, những hình vũ nữ uốn lượng cùng những bức phù điêu linh động đang dần mở ra phía trước khung cảnh của Vương Quốc Chăm Pa thời cổ đại. Du khách đến với Tháp Bạc có thể khám phá nét đẹp lịch sử, văn hóa thời kỳ này.

Tháp Bánh Ít
Một địa điểm check in cực kỳ ảo diệu

2.Kiến trúc Chăm Pa đặc sắc này có gì?

Quần thể kiến trúc có hướng chính quay về phía Đông. Vậy nên khi ghé thăm Tháp Bạc du khách có thể men theo con Đường Bắc từ cổng đến ngọn đồi để đến quần thể tháp. Chắc chắn sẽ có nhiều điều bất ngờ và thú vị đang chờ đón phía trước.

Tháp Bánh Ít
Các mặt tháp đều quay về hướng đông

2.1 Tháp Cổng Phía Đông lối vào tháp Chăm Bánh Ít.

Đi từ ngoài vào trong đầu tiên du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tháp cổng phía Đông của quần thể kiến trúc văn hóa Chăm này. Với chiều cao hơn 12m, Tháp Cổng được xây dựng theo bình đồ hình vuông 7mx7m cùng phong cách kiến trúc Chăm Pa điển hình. lối kiến trúc Gopura với hai cửa thông nhau trong đó một cửa quay về hướng Đông, cửa còn lại quay về hướng tháp chính của quần thể.

Tháp Bánh Ít
Tháp cổng phía Đông

2.2 Tháp Chính trung tâm Tháp Bánh Ít Bình Định .

Được xây dựng trên đỉnh đồi, với chiều cao lên đến 22m, Tháp Chính của quần thể kiến trúc văn hóa Chăm này được xây dựng theo lối kiến trúc Kalan. Những bức tường được xây dựng tuy thanh thoát những rất vững chãi và trường kỳ theo thời gian. Trên các tầng mái được thiết kế hệ thống cột và cửa giả.

Tháp Bánh Ít
Tháp Chính của quần thể Tháp Bánh Ít

Mặt tầng mái có họa tiết trang trí như ở tầng một là hình sư tử ở phía Nam, hay trang trí bò thần Nandin, còn phía Bắc là mặt Kala nhìn thẳng và bên trong là các tượng thờ bằng đá. Tất cả đều thể hiện tín ngưỡng thờ thần mang đậm phong cách văn hóa người dân Chăm-Pa xưa kia.

Tháp Bánh Ít
Tháp Chình và Tháp Yên Ngựa

2.3 Tháp Yên Ngựa trong quần thể tháp Bánh Ít.

Cách tháp chính không xa, tháp Yên Ngựa mang trong mình một vẻ đẹp vô cùng độc đáo.Được xây dựng với lối kiến trúc lạ mắt, độc nhất vô nhị ở Bình Định. Điểm đặt biệt nhất ở phần thân tháp này chính là bức phù điêu chim thần trong tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần trên của tháp. 

Tháp Yên Ngựa

2.4 Tháp Cổng Phía Nam lời chào của quần thể kiến trúc Chăm Pa cổ xưa.

Tháp cổng phía Nam hay còn được gọi là tháp Bia cao chừng 10m. Tháp Bia cũng được xây dựng dựa trên lối kiến trúc Bình Định. Tuy nhiên điểm riêng biệt của kiến trúc tháp Bia là phong cách kiến trúc Posah. Ba tầng mái của tháp được lợp chồng lên nhau và nhỏ dần về phía đỉnh tháp. Tất cả đã tạo nên nét đẹp hoàn mỹ riêng biệt cho tòa tháp này.

Tháp Cổng Phía Nam

Hơn thế nữa, khi ghé thăm Tháp Bánh Ít, du khách còn có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tượng đá tạc thần Siva đang tọa trên đài sen với những nét chạm khắc vô cùng tinh xảo.

Du khách check in cùng tượng thần Siva

3.Giá vé và thời gian mở cửa quần thể Tháp Chăm Bánh Ít như thế nào?

Giá vé:     15.000 vnd
Mở cửa:    7:00 AM
Đóng cửa: 6:00 PM

4.Hẹn gặp bạn tại Quy Nhơn!

Là một quần thể kiến trúc Chăm Pa đa dạng trong phong cách thiết kế Kết hợp cùng với không gian trong lành của cỏ cây cùng nét đẹp cổ kính ở tháp Bánh Ít Quy Nhơn chắc hẳn sẽ khiến cho du khách cảm nhận được sự an nhiên trong tâm hồn,  mọi vướng bận, muộn phiền đều được trôi vào hư vô để hòa mình cúng với phong cảnh nơi đây. Tháp Bánh Ít sẽ là luồng gió mới giúp cho chuyến hành trình của du khách thêm nhiều trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Đừng bở lỡ nét đẹp kiến trúc Chăm Pa đa dạng, phong phú này cũng như nhiều địa điểm thú vị khác khi đi du lịch Quy Nhơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *